Chuyện thằng bạn tôi

Thằng bạn tôi bị ung thư dương vật, hình như là giai đoạn cuối, di căn nổi hạch rồi thì phải, vì có lần tôi nhìn thấy hai cái hạch như hai quả cà dái dê lủng lẳng ở bẹn nó. Đi viện, bác sĩ bảo là hết cách rồi, đưa về nhà cho ăn uống rồi chờ chết thôi.

Thằng bạn tôi suy sụp, chả thiết tha gì nữa – ngay cả đam mê lớn nhất là xem phim sex thì giờ nó cũng thờ ơ. Ngày ngày, nó nằm vật vờ trên giường, ánh mắt vô hồn nhìn ra ngoài cửa sổ: nó thấy mấy anh công nhân đang sơn mấy cái cột tròn tròn để làm lan can cho cái công trình đường sắt trên trời gì đó. Nó tuyệt vọng thầm nhủ: “Khi nào cái cột cuối cùng sơn xong, tức là khi công trình đi vào hoạt động, đó sẽ là lúc nó lìa xa cõi trần”. (Ôi! Sao mà giống đến nhường vậy tâm trạng của nhân vật Jonhsy bên giường bệnh đang chờ chiếc lá trường xuân cuối cùng rụng xuống!).

Bố nó gục vào vai tôi khóc tu tu, giọng nghẹn ngào: “Bác có mỗi mình nó là con. Nó đi sớm quá! Bác biết nương cậy vào ai đây?”.

Ấy vậy mà đã sáu, bảy năm trôi qua, cái cột cuối cùng ấy vẫn chưa sơn xong, và công trình vẫn chưa đi vào hoạt động. Bố nó không cưỡng lại được quy luật của thời gian, của tuổi già, nên đã chết trước nó. Nó gục vào vai tôi khóc tu tu, giọng nghẹn ngào: “Tao có mỗi mình ông ấy là bố! Ông ấy đi sớm quá! Tao biết nương cậy vào ai đây?”.

Giờ, cái dương vật của nó vẫn cứ oặt ẹo, và chưa biết chính xác khi nào chết – hệt như cái công trình trước cửa nhà nó vậy: chả biết khi nào đi vào hoạt động!

Chuyện cam hành trình

Hôm trước, có thợ đến lắp cam hành trình cho ô tô của ông anh bên hàng xóm, mình tò mò chạy qua nghiêng ngó. Thấy mình, ông anh hàng xóm cười, giọng không giấu nổi vẻ tự hào: “Vợ anh cho tiền lắp đấy! Anh bảo không cần thiết, nhưng vợ nói là dạo này xem trên mạng thấy công an giao thông hay có kiểu chim mồi để bẫy lái xe, nếu có cam hành trình thì sẽ cãi được, đỡ bị mất tiền oan. Rồi nhiều vụ va chạm, người nhà nạn nhân lao vào hành hung lái xe, nếu có cam hành trình mở ra, chứng minh là mình đi đúng, thì sẽ khỏi bị đánh oan. Tóm lại: vợ anh bảo lắp cam hành trình để cho chồng được an toàn”.

Ngừng một lát, cười tủm tỉm, rồi ông anh lại tiếp lời: “Mồm thì cứ quang quác chửi chồng, nhưng trong lòng lại rất lo lắng, quan tâm! Đàn bà, tưởng vậy mà không phải vậy em ạ!”.

Bẵng đi vài hôm, nghe bên nhà ông anh có tiếng ồn ào, mình lại chạy sang hóng, thì thấy vợ anh vừa chửi quang quác vừa cầm cái gậy lau nhà phang vào mặt, vào đầu anh tới tấp. Mình lao tới can, hỏi lý do, thì chị vợ lôi ngay cái cam hành trình của xe anh ra, mở cho mình xem, đúng cái đoạn xe anh chạy chầm chậm đỗ lại trước cửa một nhà nghỉ. Thằng nhân viên nhà nghỉ chắc nhận ra người quen, nó lao đến, mừng như chị Dậu bán được chó, rồi ngoắc ngoắc tay ý nói anh cứ lên phòng đi, để xe nó đánh cho. Tiếng cửa xe mở cái “cạch”, rồi anh ôm eo một ả, lướt nhanh qua trước kính xe, lẩn vào trong… Công nhận cam xịn thật, nhìn rõ được cả cái dây xu-chiêng màu đỏ tiết canh trễ xuống bờ vai trần mỏng manh của cái ả õng ẹo đang xoắn lấy anh.

Cái màu đỏ tiết canh ấy giờ cũng đang túa ra từ cái mồm anh be bét, từ cái mũi anh dập nát. Chị vợ đập thêm cho anh vài nhát nữa rồi mới hằm hằm bỏ vào phòng, đóng cửa cái “rầm”. Anh ngước lên nhìn mình, đôi môi sưng vều, tím bầm mấp máy trông như hai hòn dái chó đang rung rung, giọng anh rưng rưng: “Mồm thì bảo là lắp cam hành trình cho chồng an toàn, vậy mà mới lắp được hai ngày, anh đã thành ra thế này! Đàn bà, tưởng vậy mà không phải vậy em ạ!”.

Sự thành công của các con

4 ông ngồi chung bàn trong ngày họp lớp trung học và một trong số đó rời bàn đi vệ sinh.

3 ông kia bắt đầu tán gẫu về sự thành công của mấy thằng con của mình.

Ông A: Thằng con tui quá là thành công luôn, nó là chủ của đại lý phân phối xe hơi và nó vừa tặng thằng bạn thân nhất một chiếc Ferarri đấy.

Ông B: Chẳng là gì, thằng con tui sở hữu một hãng máy bay cơ và nó vừa tặng thằng bạn thân của nó một chiếc chuyên cơ cá nhân luôn.

Ông C: Ôi zời, con tui còn thành công hơn thế. nó sở hữu một công ty kiến trúc xây dựng và nó vừa cho không thằng bạn thân một tòa lâu đài.

Ông D rời nhà vệ sinh và đi đến chỗ 3 ông bạn học cũ: Mấy ông đang bàn tán chuyện gì đấy?

Ông A: À, đang nói về sự thành công của mấy đứa con trai của tụi mình ấy mà.

Ông D: Vậy à, con trai tui là Gay và đang là vũ công thoát y.

Ông B: Ông chắc hẳn là thất vọng về cậu nhà ghê gớm lắm.

Ông D: Thực tế là nó đang có cuộc sống rất tốt. Nó mới nhận được 1 chiếc Ferarri, 1 máy bay riêng và 1 tòa lâu đài từ 3 thằng bạn tình của nó.

Bức thư tù

Một nam thanh niên bị ngồi tù Nhận đc thư của bà mẹ viết với nội dung

– Con trai yêu quí của mẹ, từ ngày con đi mẹ thấy trống trải vô cùng, nhà mình Không còn sức lao động chính, nhà cửa bừa bộn, mấy sào ruộng nhà mình bỏ hoang vì không có người cầy. Mảnh vườn cũng chảng được cuốc bẵm, mẹ Mong con thành tâm cải tạo, sớm về để giúp mẹ….

Cậu con trai đọc thư xong, thương mẹ lắm và viết trả lời

– Mẹ kính yêu, chỗ mấy sào ruộng nhà mình mẹ đừng có mà làm gi, Chẳng may lại lộ ra mấy cái đồ con chôn ở đó. Nếu họ biết là con lại thêm tội đó, Còn mảnh vườn thì cũng đừng động vào, dưới đấy con giấu mấy bánh ma túy đóa

Mấy tháng sau trong tù người thanh niên lại nhận được thư của mẹ mình

– con yêu! Mẹ đã nhận đc thư của con lần trước, Sau đó có 2 xe ô tô công an về nhà mình, các ông ấy chia làm hai tổ. Một tổ ra đồng cầy tung mấy sào ruộng, còn một tổ ra vườn cuốc lật hết đất ở đó lên, Không tìm thấy gì, các ông lẩm bẩm chửi thề xong về rồi con ạ

Thằng con mừng thầm viết trả lời cho mẹ

– Mẹ ơi, con chỉ có thể giúp mẹ được ngần đó thôi, chỗ mấy sào ruộng mẹ tự làm nốt nhé, còn vườn thì thế là tạm được rồi….

Muốn chết cứ dùng iphone X

Thằng bạn tôi có thói quen rất lạ: khi ngủ nó luôn mặc quần bò và hai tay luôn nhét chặt vào hai bên túi. Tôi hỏi lý do, thằng bạn tôi kể là có lần nó ngủ và mơ thấy có một con chó cứ liếm liếm, cọ cọ vào đầu ngón tay nó. Nó giật mình tỉnh ngủ, nhưng vẫn cứ có cảm giác nhột nhột ở đầu ngón tay. Nó nằm im, từ từ hé mắt ra, thì thấy không phải con chó, mà chính là vợ nó đang cầm iPhone của nó cọ cọ vào đầu ngón tay nó: hoá ra, vợ nó tính lừa lúc nó ngủ để mở điện thoại của nó ra kiểm tra (iPhone của nó đặt chế độ mở khoá bằng vân tay).

Thế nên sau lần ấy, nó cảnh giác cao độ, cởi trần mặc quần đùi cả ngày không sao, nhưng cứ trước khi đi ngủ – kể cả ngủ trưa lẫn ngủ đêm – là nó lôi quần bò ra mặc, và tất nhiên, là không quên đút hai tay vào túi thật chặt. Ngáp là dấu hiệu buồn ngủ của mọi người, còn “mặc quần bò” là dấu hiệu buồn ngủ của thằng bạn tôi.

Nhưng mấy hôm nay, nó không mặc quần bò, không đút tay vào túi nữa, mà lại đang luyện cách ngủ úp sấp mặt. Tôi hỏi lý do, nó bảo nó vừa đặt mua iPhone X, mà iPhone X thì lại mở khóa bằng khuôn mặt (Tiếng Anh là Phây Ai Đi hay là Phi Ai Đây gì đó tôi cũng không rõ). Tôi rất phục ý chí và nghị lực của nó: vì chỉ mới tập luyện vài ngày thôi nhưng nó đã đạt tới cảnh giới của ngủ sấp: dù phần thân của nó có thể xoay trái, xoay phải, hoặc úp ngửa thế nào đi nữa, thì cái đầu của nó vẫn chỉ giữ duy nhất một tư thế là úp sấp mặt xuống gối.

Tưởng thế là yên tâm rồi nhưng sáng nay gặp vẫn thấy nó đầy vẻ hoang mang, tôi hỏi, thì nó bảo ở khu nó tối qua có một lão đang nhắn tin với gái, thấy bóng vợ cái là lão nhanh tay khóa luôn máy vào, nhưng vẫn không kịp, vợ lão đã phát hiện ra dấu hiệu khả nghi liền bắt lão mở khóa ra. Lão kiên quyết không mở, vợ giằng ngón tay lão ấn dí vào điện thoại, lão cứ quắp chặt đầu ngón tay lại – điện thoại lão cũng cài khóa vân tay. Giằng co mãi, vợ lão điên tiết lấy dao chặt đứt luôn đầu ngón tay lão ấy để mở khóa đấy. Kinh chưa?

“Nhưng mày dùng iPhone X có Phây Ai Đi, mở khóa bằng mặt cơ mà, sợ gì?” Nó nghe hỏi vậy thở dài, bảo: “Thì thế mới lo, dùng vân tay thì cùng lắm chỉ bị chặt tay thôi, chứ giờ dùng mặt, mụ vợ tao điên lên, mụ ấy chặt đầu tao lúc nào không biết ấy!”

Gái Karaoke

Em tên Duyên. 27 tuổi, chồng bỏ. Một nách nuôi 2 đứa con. Tên với chả tuổi. Nhiều khi chán đời, em nghĩ mình chính ra phải họ Vô. Ngày lên thành phố đến gặp chủ quán hát xin việc, mụ quản lý hỏi “Trông cũng tàm tạm nhỉ. Có biết chơi nhạc cụ nào không?” Em nói không. Giọng lại như bò đực. Tay chủ quán mặt lạnh như cứt ngâm bảo “Giọng không quan trọng, biết kèn trống là được”. Em ngây thơ hỏi kèn trống là gì. Một đứa nhân viên nhìn em cười cười bảo, không biết rồi sẽ biết.

Vậy là chính thức được vào biên chế. Em được phát cái thẻ nhựa có dây đeo màu xanh dương. Mã của em là 16,như kiểu 16 trăng tròn

Ngày…

Ngày đầu tiên đi làm, em được phát bộ váy màu cam, ngắn trên đầu gối. Mụ chủ dặn xào khô ba trăm, xào ướt năm trăm, nhưng quan trọng là bóc bia thật nhiều vào. Em hỏi xào khô là gì, xào ướt là gì. Con nhân viên cùng ca bảo, xào khô là bốc xôi, xào ướt là mò cua. Sư cha nhà nó, thuật ngữ chuyên ngành ghê.

Ngày….

Ngồi với một lão tuổi phải bằng bố em ở quê. Sau khi hát liền ba bài nhạc đỏ, lão sờ sờ bụng em nói em mới đẻ dậy à, sao bèo nhèo thế! Em vờ vịt ngượng ngùng bảo em còn chưa có cả bạn trai, anh đừng nói lung tung mất quan điểm. Lão ghé sát mặt em đòi hôn. Mồm lão thở ra mùi rất khó chịu. Em dốt văn không biết tả như nào nhưng em cam đoan giống y như mùi tre ngâm mới vớt dưới ao lên. Nó vẫn sấn sổ đòi hôn bằng được. Em gạt tay ra (tay em rất khỏe), nói anh hôn vào đâu cũng được, trừ môi. Lão rên rỉ, em ơi 28 năm nay anh chưa hôn môi ai rồi, kể cả con ngan già ở nhà, cho anh hôn phát để tìm lại cảm xúc. Điên quá em phải chìa mông ra, nói anh cứ coi đây là môi đi. Cảm với chả xúc, tổ sư bọn già không đều phát.

Ngày….

Lại phải ngồi với một thằng già. Thằng này khoe mới họp lớp về, bây giờ hát cho hả rượu. Em bẻ ngón tay răng rắc rồi xoa bụng nó, bảo “Èo, anh không chơi môn thể thao nào cho bụng nhỏ lại đi à?” Nó cười trơ cả răng giả sáng bóng nói có chứ, môn thể thao yêu thích của anh là đóng gạch, tuần đóng hai lượt. Lượt sân nhà, lượt sân khách. Rồi cầm míc hát như cháy nhà “Là la la la, la la là lạ…” Em hỏi anh hát bài gì mà toàn là la la thế. Nó bảo à Tình ca người thợ mỏ của Hoàng Vân. Hát cho hả rượu, có thuộc đếch đâu. Ngồi xào khô một lúc, nó chỉ vào màn hình bảo tìm cho anh cái bài gì mà “nhét xà đu bu che khơ lốp cai a” phát, hồi nghiên cứu sinh bên Nga hội anh hay hát bài này giờ quên mẹ mất. Em phì cười nói, trời ơi anh giỏi ngoại ngữ quá. Nó gật gật “Ờ, tâm hồn anh thuộc về nước Nga vĩ đại”. Xong ôm cứng lấy em rồi đặt tay lên đùi vuốt vuốt . Mẹ, tâm hồn Nga đéo gì mà quần áo toàn nghe mùi hôi nách lẫn với mùi thuốc lào và dầu gió Trường Sơn khiến em toàn phải né. Kinh với bọn khách già này lắm rồi.

Ngày…

Một đám mò vào. Anh tóc xoăn chỉ tay vào một thằng tóc dài, thân thể cân vội chắc được 42 ký cả giày giới thiệu “Em vinh dự được ngồi với anh nhà văn nhé. Một cây bút lỗi lạc của nền văn học nước nhà đấy”. Nhà văn có khác. Rút trong túi quần chai rượu gạo, rót 3 ly, đưa em một ly, ngửa cổ làm một hơi, nói “Chén này anh uống cho anh”. Làm tiếp ly thứ hai, nói “Còn chén này uống cho cô đơn và sự bạc bẽo của đời”. Loa to quá em chỉ nghe bập bõm tiếng được tiếng mất. Khà một tiếng rất hào sảng, nó ôm lấy em hỏi em có thương anh không! Em rúc vào bộ ngực lép kẹp như ve sầu đực, gật đầu như một trinh nữ chân chính. Trong lập lòe ánh đèn, nó ôm mặt khóc tu tu, nói chỉ có em thôi, còn lại là “chúng nó” hết. Mặc dù em là cave nhưng anh xin ghi nhận mối ân tình này. Em gỡ tay ra, bảo nghệ sỹ các anh đa cảm nhỉ. Nó luồn tay vào váy em, thủ thỉ “Anh đã viết ba vạn cuốn sách nhưng cuối cùng nhận ra rằng, tình yêu cũng chỉ đến thế mà thôi”. Em hỏi “chỉ đến thế mà thôi” là đến đâu anh! Nó ấn vào điểm tinh tế và nhạy cảm nhất của em, nói “Đến đây này”. Nghệ sỹ toàn loại mất nết.

Ngày…

Hôm nay xin nghỉ. Các anh khách quen gọi điện rối rít hỏi sao thế. Anh tâm hồn Nga thậm chí còn đọc cả thơ động viên, cái gì mà “Ngày mai trong nắng trắng ngần. Cô thôi sống kiếp đày than giang hồ” vì nghĩ em xin nghỉ hẳn để làm lại cuộc đời .

Soạn tin nhắn đến 40 anh, em nhấn nút gửi đồng loạt “Yêu các anh nhiều. Hôm nay em đến tháng”. Rồi nằm úp mặt vào tường khóc, vì nhớ con.

Em tên Duyên. Ngày mai em 28 tuổi

– Nguồn : Song Hà

Lấy vợ và ăn cứt

Bữa nọ chả biết vợ tôi đọc ở đâu trên mạng thấy có cái nghiên cứu của ông tiến sĩ nào đó khẳng định rằng: “Nếu được lựa chọn lại giữa lấy vợ và ăn cứt thì 90% đàn ông có vợ rồi sẽ chọn ăn cứt”, xong vợ tôi về nhà, hất hàm hỏi tôi: “Còn anh thì sao? Giữa lấy vợ và ăn cứt anh chọn cái nào?”. Tôi lúc ấy hả hê quá đâm ra phấn khích nên chẳng kịp nghĩ ngợi gì, trả lời luôn: “Thì anh cũng chọn giống như hầu hết đàn ông khác thôi!”.

Vợ chả nói gì, lầm lì vào buồng mở tủ lấy cái balo ra. Tôi tưởng vợ giận tôi và định xếp quần áo bỏ về ngoại, nhưng không, vợ lại đi ra chỗ bếp, lấy cái bịch túi ni-lông đen cùng với con dao phay. Tôi biết mình ngu rồi, đành cuống cuồng trình bày ngay: “Em ơi! Em hiểu lầm ý anh rồi!”. Vợ vừa mài dao, vừa gằn giọng: “Hiểu lầm gì? Anh bảo anh chọn giống như hầu hết đàn ông khác, tức là anh thuộc 90% những thằng sẵn sàng ăn cứt chứ còn gì?”.

Tôi vẫn kiên nhẫn giải trình: “Ai bảo em như thế? Em hẳn là đã đọc được trên báo những câu kiểu như là “hầu hết người dân được hỏi đều ủng hộ cấm xe máy vào Hà Nội”, hoặc là “hầu hết người dân được hỏi đều ủng hộ tăng phí trông giữ xe ở Hà Nội”, thế nhưng anh đây là dân Hà Nội, anh không được hỏi; em cũng là dân Hà Nội, ông bà cô dì chú bác nhà ta đều là dân Hà Nội, bà con khu này đều là dân Hà Nội, nhưng cũng chẳng ai được hỏi. Vậy suy ra: “hầu hết” không có nghĩa là đa số, phải không em?”.

Vợ nghe vậy thì đăm chiêu nghĩ ngợi, rồi ngừng tay mài dao, gật gật cái đầu, bảo: “Ừ nhỉ! Cũng phải!”.

Tôi thở phào! Ôi chao! May quá mà là may! Giả sử tôi đang không sống ở đây, mà là sống ở một nơi nào đó, nơi mà cái khái niệm “hầu hết” nó đúng với cái nghĩa là hầu hết, thì giờ này, chắc các chiến sĩ công an đã tìm thấy cái đầu của tôi, và đang tiếp tục tìm kiếm các túi ni-lông đen khác khả nghi quanh bãi rác – để làm gì thì hẳn là “hầu hết”, à nhầm, hẳn là “đa số” các bạn ở đây đều đã biết!

Chuyện từ chức của trưởng thôn

Bác Hải là trưởng ban truy quét chó ở thôn tôi – bác không cao lắm, người được có một dóng, nên bà con yêu thương gọi bác là Hải Dóng.

Bác Hải Dóng là người đã ra quy định cấm thả chó chạy rông ngoài đường, và cũng chính bác trực tiếp cùng các anh em trong đội trật tự của thôn thường xuyên xuống đường, thấy con chó nào lảng vảng là bác xích cổ đem lên phường. Bọn trộm chó rất ghét bác, vì bác mà chúng hết đường kiếm ăn. Bác Hải Dóng nổi tiếng với câu tuyên bố xanh rờn: Nếu không dẹp hết lũ chó má, tôi sẽ xin từ chức!

Tất nhiên, khi bác tuyên bố câu ấy, tôi rất lo, vì tôi biết, bác Hải Dóng là người có lòng tự trọng, mà có lòng tự trọng thì sẽ luôn giữ lời, mà giữ lời thì chắc chắn bác sẽ phải từ chức, bởi vì dẹp hết lũ chó má ở thôn tôi là điều không thể! Và đến hôm nay thì cái điều tôi lo lắng ấy đã thành sự thật: Bác Hải Dóng đã chính thức về vườn.
Vừa rồi, tôi qua nhà cụ Hẳng chơi – cụ Hẳng chuyên làm nghề đóng cọc nên bà con thôn tôi hay trìu mến gọi là cụ Hẳng Cọc. Thấy tôi buồn, cụ Hẳng Cọc hỏi tại sao, tôi bảo tôi thương bác Hải Dóng quá, và tôi tiếc cho thôn ta mất đi một người cán bộ tốt.

Cụ Hẳng Cọc nghe tôi nói vậy thì lộ vẻ bất bình, đùng đúng tức giận, quát: “Cán bộ nói được mà không làm được là chuyện bình thường, việc quái gì phải từ chức! Nếu ai cũng như ông Hải Dóng, cứ không làm được việc là lại từ chức, thì cán bộ thôn ta từ chức hết hay sao? Rồi lấy ai chăm lo cho đời sống của bà con? Nghỉ như thế là ích kỉ, tốt tốt cái con khỉ!”.

Chuyện cười ngắn thời Covid-19

Xe cứu thương hú còi ầm ĩ, bác sĩ chạy rầm rập. Có người vừa bị đưa đi cách ly: đó là cô gái phòng 209 – mới đến thuê trọ ở tầng này được vài ngày. Cô này mỗi khi đi đổ rác thường mặc quần soóc dài đến tận háng, ngực thả rông, áo hai dây mỏng tang, bó sát khiến các bà, các chị cùng tầng rất ngứa mắt, dù họ còn chưa biết cô tên gì…

Mấy bà, mấy chị không biết, nhưng Mr. Nam phòng 201 lại biết, và cuống quýt nhắn tin hỏi ngay:

– “Sao em bị bế đi vậy Lan?”

– “Em có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Giờ cán bộ y tế đang bắt em khai báo lịch sử tiếp xúc”.

– “Đừng khai anh được không? Vợ anh biết, nó giết!”

– “Không được! Khai láo bị phạt 10 triệu đấy!”

– “Anh sẽ chịu tiền phạt cho em”.

Còn chưa kịp bỏ điện thoại xuống, Lan đã nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo có tiền về. Và cũng chưa kịp đọc tin nhắn của ngân hàng, Lan đã nhận được một loạt các tin nhắn khác từ Mr. Tuấn phòng 202, Mr. Cường phòng 203, Mr. Mạnh phòng 204, bố con Mr. Thành phòng 205… Nội dung các tin nhắn cũng tương tự như tin nhắn của Mr. Nam phòng 201 vừa gửi, nên Lan cũng chả mất công soạn lại, chỉ việc copy paste để trả lời thôi…

Lan ngồi kiểm tiền trong tài khoản, trừ đi tiền thuê xe cứu thương, thuê mấy thằng đóng giả làm bác sĩ, Lan vẫn kiếm được gần trăm triệu. Nhiều đứa cứ kêu dịch bệnh thế này thì chết đói, Lan cười, nghĩ bụng: “Đói hay no là do cửa mình, à nhầm, là do mình chứ bộ”.

Chiều nay, Lan sẽ lại tìm thuê căn hộ ở một khu chung cư khác!

Lần đầu bị chơi ngải

Chuyện cũng khá lâu rồi. Nay rảnh rảnh ngồi kể lại cho ông bà nghe. Cách đây tầm gần 20 năm trước. Hồi đó nhà còn nghèo, có ông chú họ làm thầu xây dựng. Vì công việc, nên chú tôi thường phải ăn dầm ở dề trên công trường trông thợ.

Có những lần công trình ở xa lên tận vùng cao, có khi vài ba tháng với về một lần. Mỗi lần chú đi như vậy, bà tôi thường bảo chú.

“Lên vùng cao, cẩn thận không lại bị gái trên đấy bỏ bùa đấy”

Vốn là một người không tin vào những chuyện kỳ bí. Chú tôi gạt đi ngay. Thế nhưng cuộc đời nào ai đoán được chữ ngờ, càng những người không tín âm thì lại càng dễ bị âm bắt. Và chú tôi chính là nạn nhân trong câu truyện này.

Năm đó, chú tôi nhận được một công trình trên Hoà Bình. Tôi còn nhớ như in sáng hôm ấy, trời mùa đông giá rét, 7g sáng nhưng trời vẫn tối om.

Chú tôi như bao ngày, dậy sớm, đánh răng rửa mặt. Trước khi đi, chú còn thắp hương bàn thờ tổ tiên, pha một ấm trà để sẵn cho ông tôi khi ông ngủ dậy, chú dúi vội cho tôi một ít tiền tiêu vặt, dặn tôi ở nhà phải ngoan nghe lời ông bà.

Nhưng lạ lắm, lúc chú bước chân ra khỏi cổng, trái với mọi lần, con chó nhà tôi sủa inh ỏi, mắt nó long sòng sọc, mãi đến khi bóng chú tôi khuất xa dần nơi cuối ngõ nó mới ngừng sủa thay vào đó là tràng dài những tiếng chu chéo như những con chó sói nơi rừng thiêng nước độc.

Thời gian vẫn cứ thế trôi đi, 2 tháng sau, chú tôi trên công trình về ăn tết. Đợt này chú tôi về, người gầy rộc đi, hai quầng mắt có vết thâm, nhìn như người mất hồn. Không còn vẻ vui tươi như thường ngày, ông tôi đoán là do công trình không được suôn sẻ nên cũng không gặng hỏi nhiều sợ chú buồn. Những ngày chú tôi ở nhà có một điều lạ là cứ tầm 2g đêm tôi lại thấy chú ra sân ngồi hút thuốc lá, thỉnh thoảng lại nói chuyện một mình. Không chỉ một mình tôi thấy mà cả ông bà tôi và vợ chú cũng biết.

Mọi người bàn nhau để ăn tết xong thì sẽ hỏi chú, cần thiết thì gọi thầy về xem sao. Vì ông tôi tin rằng chú bị chơi bùa.

Nhưng sáng hôm mồng 3 tết thì chú tôi đã xách balo lên công trình từ sáng sớm mà không ai biết, chỉ để lại mảnh giấy chào ông bà, và chút tiền mừng tuổi cho các cháu trong họ hàng.

Sau vụ đó, chú tôi đi biệt tăm cả năm giời không thấy về. Bao lần ông bà tôi đánh điện nên bảo chú về nhưng chú cứ ậm ờ rồi chẳng thấy đâu. Có lần ông tôi ốm, gọi chú về nhưng chú nhất định không về, chú bảo công trình chưa xong bận lắm. Vợ chú ở nhà, ngày một héo hon, ông bà tôi thì lòng như lửa đốt. Đến gần cuối năm, thiếu non 25 ngày là tròn chú đi đúng 1 năm. Thương ông bà tôi nghĩ ngợi nhiều, bố tôi thuê một chuyến xe lên tận công trình tìm chú.

Tôi thương chú tôi lắm, năm đó, tuy còn bé nhưng nhất định phải đi theo bằng được. Bố mẹ tôi cản, nhưng ông tôi lại nói.

– Thôi cho nó đi, thường ngày chú nó thương nó như con, cho nó đi, lên đấy chú nó lại thấy nó thương nó lại về thì sao?

Đường lên Hoà Bình gập gềnh, đường xá đi lại khó khăn, trên xe bà tôi cứ niệm phật, thi thoảng bà còn nhắc tôi.

– Tí con gặp chú, nhớ bảo chú ơi về ở với con nhé.

Tôi ngây thơ hỏi bà:

– Chú đi làm mà bà. Bao giờ chú xong việc chú về mà bà.

Đi cùng gia đình tôi ngày đó có cả một ông thầy khá nổi tiếng trong vùng, bố tôi năm đó phải bỏ 5 chỉ vàng để thuê ông ấy đi theo, nhỡ có chuyện còn xử lý kịp. Ông thầy nghe tôi nói vậy liền bảo.

– Chú mày bị con ma rừng nó giữ ở đấy rồi. Phải làm cái lễ, giải bùa thì mới về được.

Tôi năm đó còn bé, nên chẳng hiểu lắm đến mấy chuyện ấy, nhưng trong sâu tiềm thức vẫn có chút gì đó sợ hãi. Một nỗi sợ không thể gọi tên.

Proudly powered by WordPress | Theme: Looks Blog by Crimson Themes.