Bắc kim thang sẽ bị cấm ?

Theo nguồn tin không chính xác từ một nữ diva chuyên biểu diễn ở các quán karaoke ôm thì việc ca khúc “Con đường xưa em đi” cùng một số bài nhạc vàng sáng tác trước năm 75 bị tạm dừng lưu hành để thẩm định mới chỉ là phát súng khởi đầu, bởi sắp tới, có thể sẽ tới lượt bài hát “Bắc kim thang” và một loạt các khúc thiếu nhi – sáng tác trước hoặc sau năm 69 – cũng sẽ bị dừng lưu hành để thẩm định lại một số vấn đề nhạy cảm trong ca từ…

Chúng ta sẽ thử cùng nhau phân tích xem tại sao bài hát “Bắc kim thang” lại bị đưa vào danh sách cần thẩm định nhé!

Ngay ở câu đầu tiên của bài là “Bắc kim thang cà lang bí rợ” – bạn đã thấy khó hiểu quá đúng không? Việc bạn thấy khó hiểu là hoàn toàn dễ hiểu, vì đây là một bài hát nước ngoài, được dịch sang lời Việt, và người dịch là một cậu sinh viên năm thứ 6 của một trường trung cấp ngoại ngữ. Cậu này vốn từ không được phong phú cho lắm nên từ nào biết thì cậu ấy dịch, còn không biết thì cậu ấy sẽ để nguyên gốc tiếng nước ngoài (như cái câu trên đây là một ví dụ. Tôi cũng chỉ biết nó là tiếng nước ngoài thôi, còn cụ thể là tiếng nước nào thì tôi chịu).

Thôi, những câu nào mà là tiếng nước ngoài, chúng ta không hiểu, thì chúng ta không bàn, giờ ta chỉ bàn những câu mà đã được dịch sang tiếng Việt. Phân tích những câu đã được dịch sang tiếng Việt, không khó để nhận ra rằng bài hát này đề cập đến một vấn đề rất nhạy cảm, đó là tình yêu đồng tính, và cụ thể ở đây là đồng tính nam: “Cột qua kèo, kèo qua cột”. Cột và kèo chúng ta đều biết rồi: đó là những thứ tròn tròn, dài dài, và rất cứng. Thủ pháp đảo từ “cột qua kèo, kèo qua cột” khiến ta có cảm giác hai vật đó đang quấn lấy nhau!

Chúng ta sẽ tự hỏi: “Vậy hai người đàn ông yêu nhau trong bài hát này là ai?”. Câu trả lời có ngay ở câu sau, đó là chú bán dầu, và chú bán ếch. (Dầu ở đây là dầu ăn nhé, không phải dầu hỏa hay dầu nhớt như nhiều người vẫn nghĩ).

Khi bạn trai của chú bán ếch – tức là chú bán dầu – gặp nạn và té từ trên cầu xuống (Chú bán dầu qua cầu mà té), chưa biết chú bán dầu sống chết ra sao – vì bài hát không nêu rõ tình trạng chấn thương – nhưng nếu là một con người sống có tình, thì chú bán ếch phải túc trực ở bên chăm sóc và lo toan cho bạn tình của mình. Thế nhưng, lời của bài hát lại xúi giục chú bán ếch thay lòng đổi dạ, cổ xúy cho lối sống vô tình và ích kỷ (Chú bán ếch ở lại làm chi?). Ôi trời ơi! Ở lại chăm nuôi bạn trai chứ còn ở lại làm chi?

Và quả thật, chú bán ếch đã nghe theo lời xúi giục nhẫn tâm ấy, chú đã bỏ đi. Bởi khi chú bán dầu chết, người ta không hề thấy bóng dáng, cũng chả nghe tiếng khóc than của chú bán ếch, mà chỉ có con le le đánh trống thổi kèn, con bìm bịp thổi tò tí te tò te tiễn đưa chú bán dầu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Một bài hát được dịch lời cẩu thả, tùm lum tà la, nửa tây nửa ta, miêu tả trần trụi cảnh giường chiếu, rồi xui khiến người ta ruồng bỏ người yêu trong lúc nguy nan, vậy mà vẫn được cấp phép lưu hành để cho các cháu thiếu nhi hát oang oang!

Khổ thân các cháu thiếu nhi! Chúng nó thấy hay thì chúng nó hát thôi chứ chúng nó có suy nghĩ quái gì về cái vấn đề nhạy cảm ở tận đẩu tận đâu ấy đâu!

Chuyện cái màng trinh

Xã hội vẫn còn những kẻ tôn sùng cái màng trinh, xem nó là biểu tượng cho giá trị và đức hạnh của một người đàn bà, và rằng ai mất trinh sẽ bị chồng khinh. Chả phải, tôi có mấy đứa bạn, đều mất trinh, nhưng vẫn lấy được chồng ngon, được chồng chiều chuộng hết mình.

Ví dụ như trường hợp của cái Tâm, biệt danh Tâm Giặc (vì nó nghịch như giặc). Hồi ấy, mới đang tán tỉnh nhau, chồng nó rủ nó đi đạp xe. Tuy nhiên, chồng nó chỉ vừa dắt cái xe đạp ra là nó ôm mặt sợ hãi, khóc thét, và không dám leo lên xe. Chồng hỏi tại sao, nó bảo rằng vì hồi nhỏ nó tập xe, đang đi thì cái yên xe bị rơi ra, nó không biết nên cứ vậy ngồi lên, bị cái khung xe dài dài, tròn tròn nó chọc cho một phát lút cán. Thành ra, giờ cứ nhìn thấy xe đạp là cái cảm giác đau rát khủng khiếp ấy lại ùa về… Chồng nó nghe thế thì thương nó quá, mới ôm nó vào lòng an ủi, dỗ dành. Vậy là chẳng cần phải giải thích nhiều, chồng nó cũng tự hiểu, nó đã bị cái khung xe đạp cướp mất đời con gái.

Một trường hợp nữa là của cái Thu, biệt danh Thu Kích (vì nó hay kích bác đểu). Mấy hôm đầu mới hẹn hò, đi chơi với chồng, nó ăn mặc rất hở hang, khêu gợi. Thằng chồng nó tất nhiên là không chịu nổi, cứ nhăm nhăm nhào tới đòi xơi. Nó cũng mặc cho chồng ôm hôn, tay chân quờ quạng đủ kiểu, nhưng nhằm lúc chồng đang cuồng nhiệt nhất thì nó đẩy bắn chồng ra, rồi cũng ôm mặt khóc tu tu. Khi chồng vỗ về, hỏi lý do tại sao thì nó mới nức nở rằng hồi mới dậy thì, nó đã bị ông anh họ bên nhà bà dì hiếp dâm, nên giờ, cứ đàn ông chạm vào người là nó rùng mình, hoảng loạn. Khóc một hồi xong, nó nhẹ nhàng ôm chồng từ phía sau, áp chặt bộ ngực to như dưa hấu vào lưng chồng day day, thì thào vào tai chồng lời xin lỗi và bảo muốn chia tay, vì sợ sau này không hoàn thành được nghĩa vụ của một người vợ.

Chồng nó cũng chỉ là một thằng đàn ông, mà đàn ông thì thường khó giữ được tỉnh táo trước những lời nỉ non và những hành động gợi đòn của đàn bà. Tại sao không thể tỉnh táo? Bởi lúc ấy máu đã không còn dồn về não, mà sẽ tập trung dồn vào chỗ khác, khiến cái chỗ khác ấy u lên thành một cục, và cái cục đó sẽ thay não, điều khiển mọi hoạt động của đàn ông. Bởi thế, thằng chồng nó lập tức quay lại, giọng tha thiết: “Đừng sợ! Có anh ở bên em đây rồi! Chúng ta sẽ cùng nhau phối hợp để giúp em quên đi ký ức đáng sợ ấy! Hãy tin anh, anh sẽ làm được!”.

Mà đúng là thằng chồng nó làm được thật. Chỉ sau một hai lần phối hợp, những ám ảnh hãi hùng gây ra bởi ông anh họ bên nhà bà dì đã biến mất, nó đã tìm lại được chính mình: cuồng nhiệt, đê mê, say đắm, như chưa hề có cuộc hiếp dâm.

Người đời có câu: Lấy đĩ về làm vợ chứ đừng lấy vợ về làm đĩ. Thế nghĩa là quá khứ không quan trọng, quan trọng là khi về với nhau sẽ thế nào. Trong tiếng Anh có từ “white lie” – nghĩa là lời nói dối vô hại. Và việc nói dối chồng như hai trường hợp nêu trên cũng là “white lie”, bởi nó chẳng chết ai, chẳng khiến ai đớn đau, chẳng làm ai đói ăn, chẳng đẩy ai vào đường cùng ngõ cụt.

“Trinh” thực ra chỉ là cái màng mỏng tanh, việc nó bị rách bởi cái khung xe hay bởi công cụ chuyên dụng nào khác cũng không ảnh hưởng đến hạnh phúc của một gia đình. Cái quyết định đến hạnh phúc của một gia đình là sự thủy chung, là sự hết lòng yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho nhau – chỉ như thế thôi là đủ rồi, còn cái bí mật về cái màng trinh kia không cần thiết phải phanh phui.

Lại có người bảo rằng nếu nói dối chồng như vậy thì hạnh phúc có được chỉ là hạnh phúc giả tạo. Không phải! Hạnh phúc chỉ giả khi tình yêu và sự quan tâm là giả. Còn nếu tình yêu là thật, và sự quan tâm là thật, thì hạnh phúc – đương nhiên – sẽ luôn là thật!

Nên cho nghỉ tết nhiều hơn

Mấy hôm Tết vừa rồi người ta kéo nhau về quê ăn Tết cả, thành ra đi đường Hà Nội thông thoáng quá, tôi trộm nghĩ: Nếu số lượng các kỳ nghỉ Tết được tăng thêm, và thời lượng nghỉ được kéo ra dài ra, thì đường phố Hà Nội sẽ giảm ùn tắc đi nhiều lắm! Giả sử, mỗi tháng ta cho nghỉ Tết Nguyên Đán một lần, mỗi lần nghỉ khoảng 20 ngày, vậy là mỗi tháng Hà Nội sẽ có 20 ngày không tắc đường – thật tuyệt vời! (Tổ cha cái đứa nào bảo gộp Tết ta vào cùng Tết tây để khỏi phải nghỉ nhiều).

Nếu giải pháp này được phê duyệt, chắc chắn nó sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của người lao động, bởi mỗi tháng người lao động sẽ được thưởng Tết một lần. Rồi họ về quê ăn Tết xả láng trong 20 ngày, xong lại lên Hà Nội làm nốt 10 ngày còn lại của tháng đó, rồi lại lĩnh thưởng Tết, rồi lại về quê ăn Tết…

Và trong 10 ngày làm nốt đó sẽ 5 ngày gọi là ngày “đầu xuân”, và 5 ngày gọi là ngày “giáp Tết”. Trong những ngày “giáp Tết” với cả “đầu xuân”, người ta thường là đi liên hoan, tổng kết, tất niên, nhậu nhẹt, đi du xuân, lễ hội, cúng bái, chứ chả mấy ai còn muốn làm việc.

Rồi trong 20 ngày nghỉ Tết mà đường vắng hoe ấy, cảnh sát giao thông sẽ thảnh thơi kê bàn ghế ra ngã tư ngồi pha trà uống nước, ôn lại những kỷ niệm hãi hùng của cái thời Hà Nội còn tắc đường. Ngồi chán, các anh lại trèo lên cột, lấy giẻ ra lau chùi mấy cái đèn tín hiệu giao thông (vì không có người nên không cần bật đèn, mà đồ điện tử không dùng lâu ngày sẽ dẫn đến hỏng hóc, cần phải bảo dưỡng lau chùi).

Các sếp đương nhiên là thích giải pháp này, vì mỗi tháng đều được nhân viên đến nhà chúc Tết tặng quà; các nhà xe cũng sẽ rất phấn khởi, vì mỗi tháng họ lại được thêm hai lần nhồi nhét, bắt chẹt và tăng giá; các cửa hàng vàng mã, rượu bia, giò chả, lợn gà thì lại càng không có lý do để phản đối, kêu la…

20 ngày nghỉ Tết mỗi tháng ấy cũng là dịp để toàn dân luyện rèn sức khỏe: đàn ông thì chăm đi đền cướp ấn, đuổi nhau, vật nhau hùng hục, tăng cường thể lực; đàn bà thì năng lên chùa chen lấn, giành lộc, giật tiền, cho chân cứng đá mềm, cho tay thêm dẻo, cho sức thêm bền…

Nghe nói đợt vừa rồi, Thành phố Hà Nội treo thưởng 30 nghìn đô cho ai đưa ra được sáng kiến giúp giải quyết tình trạng tắc đường. Nếu vậy, cái giải pháp tôi vừa đề xuất trên đây xứng đáng được thưởng cả trăm nghìn đô, vì nó không chỉ giúp giải quyết tắc đường, mà còn tạo ra công ăn việc làm, tăng sức mua trên diện rộng, nâng cao sức khỏe toàn dân, vân vân và vân vân…

Tôi – tất nhiên – đóng góp ý kiến không phải vì ham tiền, mà vì tình yêu với quê hương đất nước. Tuy nhiên, nếu Thành phố Hà Nội muốn thưởng tiền cho tôi thì vui lòng đóng thùng xốp và ship tiền tới địa chỉ: Nhà nghỉ Thượng Mã Phong, số 69, phố Dịch Vọng Hậu Môn (nghe đồn sắp được rút gọn lại thành Dịch Hậu Môn). Trước khi ship alo cho tôi theo số 0989999999 – đây là số của tôi, tôi cho Trinh đấu giá làm từ thiện, nhưng gặp mấy thằng mất dạy, nó trả giá xong rồi nó chạy, nên tôi đành phải dùng tạm vậy! Nếu người nghe máy là nữ thì chắc chắn đó là Trinh, cứ bảo Trinh mang máy vào cho tôi, vì có thể lúc đó tôi đang rửa ráy ở trong nhà tắm!

Nếu không có cái loa phường

Nếu không có cái loa phường, thì vợ chồng tôi chắc chẳng có được thằng nhóc dễ thương như bây giờ. Vì nhà tôi khá chật, không có phòng riêng, nên cả bố mẹ, vợ chồng anh trai, và vợ chồng tôi đều phải trải đệm nằm dưới đất, mỗi cặp quây một tấm rèm mỏng để ngăn cách. Nằm sát nách như vậy thì đánh rắm còn nghe thấy, huống hồ là làm “chuyện ấy”, đã thế vợ tôi có bị cái tật đã làm là phải kêu gào như kiểu đang gặp cướp, còn mẹ tôi thì lại cực kỳ thính ngủ: một chiếc lá rơi cũng đủ làm bà thức giấc! May quá, có cái loa phường, nên vợ chồng tôi cứ nhằm lúc cái loa phường kêu là đè nhau ra nện, tha hồ la với rên, chả sợ ai nghe ai biết…

Nếu không có cái loa phường, thì thằng nhóc nhà tôi chắc đã chết vì bệnh táo bón rồi, vì nó bị táo bón kinh niên, uống đủ loại thuốc trên trời dưới biển mà tình hình vẫn không tiến triển. Hôm ấy, thằng nhóc nhà tôi đang ngồi ị bô dưới gốc cột điện, mặt nó nhăn nhó vì có mỗi cái cục lấp ló mà rặn mãi không chịu ra cho. Bỗng cái loa phường trên ngọn cột điện rú lên một phát, bắt đầu chương trình phát thanh, lập tức thằng nhóc nhà tôi cũng thất thanh reo lên: “Bố ơi! Con ỉa được rồi!”. Hóa ra, nó nghe cái loa phường rú lên thì nó giật mình, vãi cứt ra luôn! Từ đó, mỗi lần nó táo bón, tôi cứ căn thời gian khoảng vài phút trước giờ phát thanh của loa phường là mang con với bô ra đặt dưới cột điện. Khi cái loa rú lên xong là tôi lại ra mang con với cứt vào: thật nhẹ nhàng và dễ dàng làm sao!

Nếu không có cái loa phường, thì vợ chồng tôi cũng đã mất con trai từ lâu rồi! Bởi lần ấy, nó theo cái thằng cu hàng xóm đi chơi rồi bị lạc cách nhà cả chục cây số, lang thang cả buổi không biết đường về. May quá, nó nghe văng vẳng trong gió cái giọng đọc thân thương của ông phát thanh viên loa phường, vậy là nó cứ theo hướng âm thanh đó mà lần về được tới nhà. Vợ tôi thấy con về thì lao ra ôm lấy con khóc nức nở cảm ơn trời phật, còn tôi thì leo lên cột điện ôm cái loa khóc nức nở cảm ơn cái loa!

Nếu không có cái loa phường, chắc giờ anh trai tôi vẫn đang nằm liệt giường. Bởi lần ấy, anh tôi đi hát karaoke, tôi không chứng kiến nhưng nghe mấy người đi cùng bảo là hát đến đoạn cao trào mất sức quá nên anh tôi bị thượng mã phong, bất tỉnh, gục luôn trên ghế. Đưa vào viện điều trị cả tháng trời nhưng anh tôi vẫn không tỉnh lại được, bác sĩ bảo anh tôi phải sống thực vật cả đời. Nghe thế, mọi người đành đưa anh về nhà. Ấy vậy mà đưa anh về tối hôm trước, đến sáng hôm sau, lúc 6 giờ sáng – tức là giờ phát thanh của loa phường, tôi uể oải tỉnh dậy, đã thấy anh tôi đang ngồi trầm ngâm hút thuốc ngoài bậc thềm. Tôi thấy vậy mừng quá, liền chửi thằng bác sĩ khốn nạn, dám phán là anh tôi sẽ bất tỉnh suốt đời. Anh tôi lập tức đỡ lời: “Đừng chửi thằng bác sĩ! Vì nó không biết là nhà ta ở ngay cạnh cái loa phường!”.

Rõ ràng, nếu không có cái loa phường, thì giờ vợ chồng tôi vẫn chưa có con, mà giả sử có con chắc cũng bị lạc trôi mất con, và giả sử không bị lạc trôi thì con cũng bị táo bón đến héo hon gầy mòn, và hẳn là anh trai tôi vẫn nằm im lìm bất động trên giường! Tóm lại, gia đình tôi được như bây giờ là nhờ cái loa phường! Thế mà tôi nghe đâu có đứa nào nó đề xuất là bỏ cái loa phường! Đúng là đồ dở hơi! Bỏ cái tiên sư nhà nó ấy!

Nguồn : Đinh Long

Lý do vợ giận

Hôm trước hai vợ chồng đang xem chương trình thi hoa hậu trên tivi, vợ đột nhiên thở dài, giọng buồn buồn: “Mấy cái con kia nó ăn gì mà xinh thế! Ngực đứa nào cũng nần nẫn, chân dài miên man…”. Biết vợ đang tự ti, mặc cảm, tôi dịu dàng choàng tay ôm vợ vào, giọng ngọt ngào: “Mỗi người có một nét đẹp riêng mà! Chúng nó ngực to, chân dài, nhưng đầy cái chúng nó không thể bằng em!”. Vợ cười thẹn thùng: “Anh cứ nói vậy! Em thì có gì hơn được chúng nó!”. Tôi dụi dụi cằm vào vai vợ, thầm thì như hơi thở: “Nhiều chứ! Chúng nó được cái ngực to thôi, chứ bụng thì sao to bằng bụng em? Chân em cũng vậy, tuy không dài, nhưng lông chân em chắc chắn dài và mượt gấp vài lần chúng nó!”.

Nghe đến đó, chả hiểu sao vợ vùng dậy, hất tay tôi ra, rồi vợ vồ lấy cái điều khiển, tắt tivi cái “bụp”, xong ném điều khiển cái vù. May mà tôi né kịp, chứ nếu không đã ăn cái điều khiển vào mặt…

Thế là tôi bị vợ giận!

Rồi lại nhớ có lần, đứa con gái 3 tuổi nhà tôi thấy vợ tôi đang mặc coóc-xê vào để chuẩn bị cả nhà đi công viên chơi, nó mới hỏi: “Sao phải đeo cái đó vào làm gì vậy mẹ?”. Vợ tôi ngồi xuống gần con, giảng giải ân cần: “Mẹ phải mặc cái này vào để bảo vệ và nâng đỡ ti của mẹ, chứ chả lẽ ra đường lại cứ thả rông cho nó lủng lẳng thì người ta cười cho, xấu hổ lắm con ạ!”. Tôi nghe thế liền nghiêm giọng: “Con còn bé, em không nên nói dối con, dần dần thành quen, con sẽ hiểu sai về những sự vật hiện tượng và thế giới quan xung quanh. Em đeo cái áo đó vào để lừa mắt thiên hạ, chứ có cái quái gì bên trong đâu mà đòi lủng lẳng”.

Tôi vừa dứt lời đã thấy vợ cởi phắt cái coóc-sê ra, vứt xuống giường, rồi bảo là ở nhà, không chơi bời đâu nữa cả! Tôi ngác ngơ, còn con gái tôi khóc nấc. Cả hai đều không hiểu chuyện gì xảy ra…

Thế là tôi lại bị vợ giận!

Vợ tôi ăn rất khỏe, dù là đồ ăn cứng hay mềm, thịt thà hay rau quả, thì vợ cũng đều bốc ngon lành, bỏ vào mồm nhai rôm rốp được cả. Vừa ăn, vợ vừa kêu ca: “Quái lạ, sao càng ngày mình lại càng béo lên thế nhỉ?”. Nghe vợ kêu như vậy, không hiểu sao tôi lại liên tưởng tới cái thằng trộm chó hôm trước ở đầu ngõ nhà tôi: Nó bị bắt quả tang rành rành. Con chó bị siết thòng lọng vào cổ đang thè lưỡi, há mồm ra, cái đầu dây thòng lọng vẫn nằm trong tay nó, vậy mà lúc bị người ta xông vào đánh, nó còn già mồm kêu là: “Sao lại đánh tôi? Tại sao lại đánh tôi?”.

Béo lên thì quần áo nhanh chật, và vợ phải liên tục mua quần áo mới. Những bộ đồ cũ đã chật vợ gói rất cẩn thận, cất kỹ trong tủ, vợ bảo để sau này người nhỏ lại thì sẽ lôi ra mặc. Quần áo của vợ thì thế, nhưng quần áo cũ của con thì vợ lại gọi mấy chị hàng xóm có con nhỏ tầm một hai tuổi đến và lấy ra cho sạch. Tôi tiếc quá, hỏi vợ: “Sao em không cất đi, sau này con mình nhỏ lại thì lấy ra mặc?”. Vợ cười khằng khặc: “Anh nghĩ là con mình có thể nhỏ lại sao?”. Tôi gật đầu: “Ừ! Em còn có thể nhỏ lại thì không gì là không thể!”.

Có thế thôi mà vợ tôi đùng đùng mở tủ, lôi mớ quần áo ra: không phải quần áo của vợ, cũng không phải quần áo của con, mà là quần áo của tôi, rồi vợ nhét hết quần áo của tôi vào cái túi ni-lông đựng rác màu đen (loại 10 cân), xong ném ra cửa và bảo: “Anh biến khỏi nhà ngay! Tôi không bao giờ tha thứ cho kẻ nào dám xúc phạm tôi!”…

Thế là tôi lại bị vợ giận…

Và cách để khiến vợ tôi nguôi giận nhanh nhất ấy là đưa cô ấy đi mua quần áo. Tôi chạy xe chầm chậm để vợ ngồi sau ngắm nghía, thấy con ma-nơ-canh nào ở mấy cái shop bên đường mặc bộ nào đẹp đẹp chút là vợ tôi nhảy vào. Nhưng đi cả buổi sáng, qua chục tuyến phố, ghé vài chục shop, thử cả trăm bộ, mà vợ tôi chả chọn được cái nào. Rồi vợ thở dài, ngao ngán lắc đầu: “Khó hiểu thật! Cái váy con ma-nơ-canh mặc thì rõ đẹp, thế mà khi em mặc vào, trông cứ như con bị đao!”.

Tôi thấy thương vợ quá, mới ngẫm nghĩ một hồi, rồi bảo: “Đi! Anh chở em tới shop này, đảm bảo đồ ở đó em mặc vào sẽ đẹp không thua gì mấy con ma-nơ-canh”. Vợ nghe vậy háo hức trèo tót lên xe. Nhưng vừa tới cửa shop vợ đã nhảy xuống, giọng băn khoăn: “Anh nhầm địa chỉ à? Đây là shop dành cho bà bầu mà. Em có mang bầu đâu?”. Tôi cười dịu dàng, bảo: “Em không mang bầu, nhưng anh đảm bảo em mặc mấy cái váy bầu kia vào sẽ đẹp không thua gì mấy con ma-nơ-canh! Em thử đi!”.

Tôi chống xe, chạy tới cởi cái váy con ma-nơ-canh đang mặc, định đưa cho vợ, thì quay ra đã thấy vợ nhảy lên xe, nổ máy, hằm hằm phóng đi. Trước khi đi, vợ còn quăng cái mũ bảo hiểm cái vèo… May mà tôi né kịp, chứ nếu không lại ăn cái mũ vào đầu…

Hình như tôi lại bị vợ giận?!

Bị cướp

Vợ tôi chạy từ ngoài vào, giọng hớt hải: “Nhà ông Phôn ở đầu làng mình vừa bị cướp kinh lắm nhé!”. Tôi hỏi kinh như thế nào thì vợ run run kể: “Ông Phôn đang ngồi trong nhà thì có một chị lạ mặt từ ngoài đi vào. Chị ta nói nói vài câu, xong rồi chả biết thôi miên kiểu gì mà ông Phôn tự động mở tủ lấy hết tiền ra đưa cho chị ta. Xong chị ta lại nói thêm mấy câu, ông Phôn lại tự động lên giường nằm im để cho chị ta hiếp dâm! Khiếp thật! Giờ trộm cướp đủ kiểu! Anh ở nhà một mình phải chú ý khóa cửa cẩn thận đấy! Mà công an làm gì, sao không ra quân truy quét, bắt hết cái lũ cướp ngang ngược ấy đi nhỉ!”.

Tôi nghe thế thì cười nhạt khiến vợ tôi cau mặt, giọng không vui:

– Ô hay! Cướp bóc trắng trợn vậy mà anh nghe xong anh cứ dửng dưng như không ấy nhỉ? Đừng có mà chủ quan!

– Cướp vậy đã ăn thua gì! Anh còn chứng kiến đầy những vụ cướp trắng trợn và đáng sợ hơn nữa kìa!

– Đâu? Cướp ở đâu? Anh kể em nghe xem!

– Ở ngay cái nhà này chứ ở đâu! Tháng nào anh vừa lĩnh lương về, vào tới cửa, em có thèm nói câu nào đâu, chỉ lườm lườm một phát là anh tự động moi hết lương ra nộp cho em. Rồi những bữa em rụng trứng, em hứng, em có thèm nói câu nào đâu, chỉ hắng giọng một phát là anh phải ngoan ngoãn leo lên giường phục vụ cho em. Cướp và hiếp ở nhà ông Phôn thì bao nhiêu năm mới có một lần, gây án xong, thủ phạm còn biết sợ, còn bỏ trốn, chứ cướp ở cái nhà này xảy ra triền miên hàng tháng, hàng ngày, và thủ phạm gây án xong thì vẫn nhởn nhơ đi mua sắm, đi buôn dưa lê, đi hóng hớt đó đây – Vậy mà công an còn chả dám bắt nữa là đòi bắt cướp ở nhà ông Phôn? Vớ vẩn!

Lúc ở nhà vợ cũng là cô giáo

Hắn ôm một bó hoa to và đẹp rực rỡ, núp sẵn sau cánh cửa, đợi lúc vợ bước vào, hắn lao ra, đặt bó hoa vào tay vợ khiến vợ lặng người đi vì sung sướng, bất ngờ…

– Tặng em nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11- giọng hắn nghẹn ngào đầy vẻ biết ơn.

– Ô! Nhưng em có phải giáo viên đâu? – Vợ ngạc nhiên.

– Em không phải giáo viên, nhưng em lại là cô giáo vĩ đại của cuộc đời anh. Nhớ hồi đầu mới lấy nhau, anh còn ngu ngơ quen kiểu sống tự do được bố mẹ nuông chiều, em đã phải chửi mắng, đánh đập anh rất nhiều để anh có ngày hôm nay, để anh giác ngộ ra chân lý rằng: có vợ rồi ra đường không được quyền ngắm gái, hết giờ làm phải về nhà ngay, không được phép lang thang; vợ kêu cái áo của vợ nhăn thì phải tự biết cầm đi mà là cho phẳng; vợ kêu đói bụng thì phải tự biết xách nồi đi vo gạo thổi cơm; nghe tin Apple chuẩn bị ra phiên bản mới của iPhone thì cũng phải tự biết điều mà âm thầm đặt hàng cho vợ; đúng ngày là phải nộp lương, không để vợ phải giục nhiều, kể cả công ty chậm lương cũng phải tự đi vay bạn bè mà giao đúng ngày cho vợ; vợ kêu mỏi người là phải lập tức chạy vào mà xoa bóp, hỏi han; đang nằm giường mà đột nhiên vợ cởi áo ra tức là vợ đang hứng, đang có nhu cầu, những lúc như thế, dù có đang dở tay rửa bát, quét nhà hay cọ rửa bồn cầu, thì cùng phải vứt đó chạy vào mà đáp ứng… Đó là những kiến thức quý báu mà không trường lớp nào có thể dạy được đâu vợ ạ!

Vợ hắn nghe vậy mỉm cười gật gù, ý như cho là đúng, rồi vợ tụt luôn cái váy ra, quẳng xuống nền nhà. Hắn ngỡ ngàng: “Hả? Mới tối qua xong mà? Giờ lại hứng nữa sao?”. Vợ trợn mắt, quát: “Cởi trên giường mới là hứng, còn cởi ngoài này, tức là váy bẩn rồi, mau mang đi giặt! Dạy bao lần rồi vẫn quên! Dốt lắm! Vẫn cần phải đào tạo thêm!”.

Trả thù

Hôm trước về ngang qua nhà lão hàng xóm, thấy lão đang ngồi uống rượu với mấy gã khác, mặt mũi ông nào cũng phừng phừng, mình định đi thẳng qua, ai ngờ lão nhìn thấy chạy ra lôi xềnh xệch mình vào, bảo là có người quen ở nước ngoài vừa gửi về biếu bình rượu xịn, uống thích lắm, rồi lão rót cho mình ly đầy tràn, bắt uống thử xem có ngon không. Mình nhắm mắt cố uống hết, xong xin phép về vì thấy người hơi mệt, nhưng lão hàng xóm gạt đi, bảo:

– Uống rượu thì chỉ đổ vào mồm, nuốt ực phát là xong chứ có phải tranh cử tổng thống đâu mà kêu mệt!

– Nhưng thú thật với anh là em vừa uống ở nhà đứa bạn, giờ không thể uống thêm được nữa ạ!

– Nói láo! Anh đây nhiều lần uống cả ngày, uống liên tục từ sáng đến tối, có sao đâu! Giờ anh rót đầy cái bát này! Mày mà không uống hết là mày đéo tôn trọng anh! Mày mà không uống hết là mày hèn, đéo đáng mặt đàn ông!

Nói rồi lão đi ra khóa cửa nhà lão vào, bảo là uống hết bát thì lão mới mở cửa cho về! Mình ngồi góc nhà ôm bát rượu mà bất lực…

Hôm sau, mình đang ngồi ỉa, nghe tiếng lão hàng xóm ấy đi qua, mình chạy ngay ra, lôi xềnh xệch lão vào, bảo là có người quen ở nước ngoài vừa gửi về cho cái bồn cầu xịn, ỉa sướng lắm, rồi mình bắt lão ngồi vào ỉa thử xem có thích không. Lão nhăn mặt, ỉa được mỗi tí tẹo, rồi xin phép về vì thấy người hơi mệt, nhưng mình gạt đi, bảo:

– Ỉa thì chỉ lấy hơi rồi rặn phát là xong chứ có phải tranh cử tổng thống đâu mà kêu mệt!

– Nhưng thú thật với em là anh vừa ỉa ở nhà đứa bạn rồi, giờ không thể ỉa thêm được nữa!

– Nói láo! Em đây nhiều lần ỉa cả ngày, ỉa liên tục từ sáng đến tối, có sao đâu! Giờ anh phải ỉa đầy cái bồn cầu này! Anh mà không ỉa đầy là anh đéo tôn trọng em! Anh không ỉa đầy là anh hèn, đéo đáng mặt đàn ông!

– Ô hay! Ỉa nó là nhu cầu! Ỉa hết cứt rồi thì thôi, không ỉa được nữa, chứ có đéo gì đâu mà hèn, mà đéo đáng mặt đàn ông?

– Vậy à! Thế uống rượu nó cũng là nhu cầu! Uống tới tầm rồi thì thôi, không uống được nữa, chứ có đéo gì đâu mà hèn, mà đéo đáng mặt đàn ông?

Nói rồi mình đi ra khóa cửa toa-loét vào, bảo là ỉa đầy bồn cầu thì mình mới mở cửa cho về! Mình đoán chắc lão cũng ngồi trong đó ôm cái bồn cầu bất lực – giống như mình hôm trước…

Nguồn : Đinh Long

Lần đầu hẹn hò

Hôm trước tôi đang đi dạo chầm chậm, đột thấy một em gái từ trong cái nhà nghỉ bên đường chạy xồng xộc ra, ngay sau đó là một anh cũng hộc tốc chạy theo, níu tay cô gái xin xỏ, giải thích:

– Anh xin lỗi! Anh không cố ý! Em hiểu lầm anh rồi!

– Anh bỏ tay tôi ra, anh đã xem thường tôi, xúc phạm tôi, giờ anh còn bảo là hiểu lầm sao?

Nói rồi, cô gái vùng vẫy, hất tay anh ấy ra rồi chạy lao đi, bỏ lại chàng trai tội nghiệp đứng đó thẫn thờ. Tôi thấy thương quá liền lại gần anh ta hỏi han:

– Anh làm gì xúc phạm cô ấy để cô ấy giận dữ vậy? Với đàn bà thì phải dịu dàng, nhẹ nhàng, không phũ phàng, không vội vàng được đâu!

– Tôi nào dám vội vàng! Đêm qua, là lần đầu tiên hai đứa chúng tôi hẹn hò!

– Đệt! Lần đầu tiên hẹn hò, anh đã đưa con nhà người ta vào nhà nghỉ, vậy mà còn bảo là không vội vàng?

– Tại đêm qua tôi có uống chút rượu nên mới liều vậy. Nhưng mà tôi thề là tôi chưa làm gì cả? Cả đêm tôi chỉ nằm ôm cô ấy thôi, rồi tôi mệt quá ngủ thiếp đi. Sáng nay dậy thì hết hơi rượu rồi, tôi lại càng không dám làm bậy! Tôi chỉ nhẹ nhàng gọi cô ấy dậy để về cho sớm kẻo bố mẹ mong. Ấy vậy mà cô ấy khóc tu tu, rồi bảo là tôi coi thường, xúc phạm cô ấy!

– Cô ấy nói anh vậy là đúng quá rồi, còn oan nỗi gì?! Giả sử anh là con gái đi, anh theo một thằng đàn ông vào nhà nghỉ để rồi cả đêm nó nằm ngủ khì khì, không thèm làm gì mình, rồi sáng ra nó gọi anh dậy sớm bắt anh về, liệu anh có giận dữ, có thấy bị xúc phạm không?

– Ừ, đúng thật! Vậy giờ tôi phải làm sao?

– Anh đuổi theo cô ấy ngay, cố gắng năn nỉ, làm lành, rồi đưa cô ấy quay lại nhà nghỉ này để chuộc lỗi, trả lại danh dự cho cô ấy chứ còn sao nữa! Đi nhanh lên!

Lo cho vợ

Hồi con bé bên hàng xóm chuẩn bị lấy chồng, tôi mới hỏi nó: “Tại sao em lại quyết định lấy thằng đó?”. Con bé bảo: “Vì em thấy anh ấy là người dù ở bất kì hoàn cảnh nào cũng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho gia đình, cho vợ con”.

Lấy nhau xong, thằng chồng suốt ngày uống rượu rồi về đánh vợ, đập phá đồ đạc. Có hôm, thằng chồng đánh đập kinh quá, con bé phải chạy sang trốn bên nhà tôi, ngồi một góc khóc sụt sùi. Tôi nhìn nó thở dài, giọng ái ngại: “Sao em bảo chồng em là người dù ở bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn nghĩ và lo lắng cho vợ con, cho gia đình? Lo nghĩ kiểu gì mà hở tí là nó đánh, nó đập lung tung vậy?”.

Con bé nấc lên nức nở: “Dạ! Anh ấy đánh, nhưng chỉ đánh vào ngực, vào mông, vì đó là phần thịt mềm, có thể tự phục hồi, chứ không bao giờ đánh vào phần xương, để tránh gây chấn thương nặng cho vợ. Đấy tức là nghĩ cho vợ đấy ạ!”.
“Thế nhưng cái tật đập phá đồ đạc thì không thể nói là lo nghĩ cho gia đình được!” – Vừa nghe tôi nói thế thì con bé ấy đã giải thích ngay: “Dạ! Nói là đập phá đồ đạc thôi, chứ nếu để ý thì sẽ thấy: anh ấy chỉ toàn đập bóng điện, bóng đèn, chứ không bao giờ đập bát đĩa hay bàn ghế cả. Lý do là vì chồng em làm ở xưởng sản xuất bóng điện, mấy năm nay làm ăn kém, hàng ế, hàng tồn chất cả đống trong kho, thanh lý rẻ như cho. Chồng em đập thoải mái, xong lại đến xưởng lấy bóng về thay, tóm lại là chả mất đồng nào! Đấy là nghĩ cho gia đình đấy ạ!”.

Ừ! Cũng đúng thật! Mừng cho con bé chọn được tấm chồng luôn biết nghĩ cho gia đình, cho vợ, cho con!

Proudly powered by WordPress | Theme: Looks Blog by Crimson Themes.